Giỏ hàng

Những vật liệu trần được ưa chuộng nhất cho ngôi nhà Việt

Trần nhà là bộ phận rất quan trọng trong không gian, một bộ trần lý tưởng giúp kết cấu ngôi nhà trở lên vững trãi và chắc chắn cũng như là một phần quyết định tính thẩm mỹ của tổng thể. Tuy nhiên, trần ít khi được chú ý tới nên ít ai biết về tính đa dạng của vật liệu trần, thường mọi người chỉ biết đến với 3 mẫu trần phổ biến nhất là trần nhựa, trần thạch cao và trần gỗ. Tuy nhiên, trên thị trường Việt Nam, vật liệu trần rất đa dạng, có những mẫu đẹp và độc đáo nhưng ít được biết tới.

Trần thả

Trần thả (hay còn gọi là trần nổi), dùng cho những không gian rộng như hội trường, hành lang,… . Khi thi công, những tấm thạch cao nhỏ được thả xuống sao cho khớp với khung định hình dạng chữ L (nếu khung định hình bằng nhôm sáng đẹp thì có thể để nguyên bề mặt khung, tuy nhiên nếu khung kẽm, bề mặt thô lỳ không bóng đẹp thì phải dán chỉ trang trí lên trên). Loại trần này dễ dàng sửa chữa, thấy lỗi ở tấm nào thì có thể tháo tấm đó ra thay mới, vì vậy mà sử dụng trần thả tiết kiệm hơn hẳn các loại trần khác.

Nhược điểm: Tính thẩm mỹ không cao, không thể chạm khắc hay tạo họa tiết như trần chìm.

Trần chìm

Trần chìm, là trần thạch cao có cấu trúc khung xương được giấu hoàn toàn vào bên trong, tấm thạch cao phủ bên ngoài để tạo một lớp trần phẳng. Loại trần này được định hình bằng hệ thống khung xương liên kết dạng chữ U sau đó ghép các tầm thạch cao lại với nhau. Trần chìm có bề mặt phẳng, láng, có thể trang trí, chạm khắc hoa văn dễ dàng.

Nhược điểm: Khó thi công, sửa chữa, giá thành cao. Khi có dấu hiệu hỏng hóc, bắt buộc phải dỡ toàn bộ trần xuống mới có thể sửa chữa.

Trần gỗ

Trần gỗ được ưa chuộng rất nhiều trong những ngôi nhà Việt mang lại sự gần gũi, sang trọng. Trần gỗ đem lại cho không gian nội thất của bạn sự hài hòa, đồng bộ nếu sử dụng kết hợp cả bàn ghế gỗ, tủ gỗ.

Loại trần này thường có màu sắc đặc trưng (nâu trầm hoặc nâu vàng) cùng vân gỗ đẹp mắt để người tiêu dùng có thêm lựa chọn và phù hợp với nhiều cách bài trí nội thất khác nhau. Với trần gỗ, bạn cũng có thể xử lý những khuyết điểm nhỏ một cách dễ dàng bằng cách ốp gỗ hoặc trang trí để che lấp. Trần gỗ nội thất đem lại sự sang trọng, ấm cúng cùng với chất liệu gỗ tự nhiên và màu sắc đa dạng cũng như phù hợp với những không gian Cổ Điển, Indochine, hay những không gian mang đậm chất Á Đông.

Nhược điểm: Giá thành cao, có thể bị ẩm mốc, cong vênh, hoặc những hỏng hóc do công trùng và thời tiết tác động. Khó lắp đặt, thi công.

Trần nhôm

Trần nhôm là loại trần hiện đại, có tác dụng giữ nhiệt, thoáng nên được sử dụng rất nhiều ở những nơi có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Loại trần này có những đặc tính rất ưu việt, chống rỉ sét, mối mọt, nhẹ, dễ tháo lắp, có khả năng cản âm, cách âm và giá thành phải chăng.

Nhược điểm: Ít mẫu mã để lựa chọn, khó trang trí hoa văn nếu cần thiết trong khi tính thẩm mỹ của trần nhôm chỉ ở mức trung bình.

Trần công nghiệp

Trần công nghiệp (Industrial style) phù hợp với các quán café, trà sữa dành cho giới trẻ, thích sự mới lạ và độc đáo. Trần theo phong cách công nghiệp (Industrial style) là hệ thống trần nhà để lộ ra hệ thống kỹ thuật một cách khéo léo, kết hợp hài hòa và đồng bộ với không gian nội thất từ màu sắc đến phong cách mang tính nghệ thuật.

Nhược điểm: Chỉ phù hợp với những không gian công nghiệp trẻ trung, phá cách. Sử dụng được trong một thời gian nhất định, thường những không gian sử dụng trần công nghiệp đều phải làm trần khác sau 3 đến 5 năm. Khó thi công, thường không phù hợp với chung cư, nhà ở.

Trần nhựa

Trần nhựa, loại trần nhẹ, chống nóng, lắp đặt dễ dàng và giá thành thấp nên những gia đình có thu nhập trung bình rất ưa chuộng. Loại trần này có nhiều mãu mã, họa tiết đa dạng, không gây ẩm mốc hay tụ nước, làm sạch và làm sáng không gian .

Nhược điểm: Không thể thi công những chi tiết trang trí khác, không thoáng khí nên khoảng cách từ nền đến trần phải ở mức trên 3m để không bị bí bách vào những ngày nắng nóng. Ngoài ra, trần nhựa chịu nhiệt kém nên độ bền không cao so với những loại trần phổ biến khác, dễ bị bạc màu sau thời gian dài sử dụng.

Trần nhựa giả gỗ

Trần DURAwood (tấm gỗ công nghiệp)

Đa dạng về mẫu mã, khắc phục được những nhược điểm của gỗ tự nhiên như đa dạng về màu sắc, họa tiết từ giả gỗ, giả da đến vân đá,…, giá thành rất hợp lý cùng khả năng chống ẩm, chống mối mọt cong vênh là những đặc điểm nổi bật của dòng vật liệu trần DURAwood. Không chỉ dùng làm trần, gỗ DURAwood với khả năng chống ẩm, không bị ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài, dễ thi công nên có thể dùng cho những công trình ngoại thất như lát nền, dùng cho mái hiên, ban công,…

Nhược điểm: Không thể có họa tiết và màu sắc riêng biệt như gỗ tự nhiên, giá thành rẻ hơn so với gỗ tự nhiên nhưng lại ở mức cao hơn so với các loại vật liệu trần khác.

Vì vậy, nếu nói về những loại vật liệu trần phổ biến tại Việt Nam rất đa dạng, tuy nhiên mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Nếu kết hợp đúng loại trần cho không gian phù hợp sẽ khai thác được hết những ưu điểm của loại trần đó đồng thời giảm thiểu tối đa những nhược điểm không mong muốn.

Nếu bạn đang băn khoăn với những vật liệu trần quá nhiều mẫm mã đa dạng mà không biết được loại trần nào sẽ phù hợp nhất với không gian của mình thì đây cũng là thời điểm thích hợp để Stahouse giúp bạn. Chỉ cần cho chúng tôi biết mong muốn và phong cách nội thất bạn muốn hướng tới, chắc chắn đội tư vấn tại Stahouse sẽ cho bạn biết loại vật liệu trần nào sẽ phù hợp nhất với ngôi nhà của bạn. Hãy đồng hành với chúng tôi, cùng nhau tạo lên những không gian tiện nghi và phù hợp nhất với cá tính của riêng bạn.

Liên hệ Stahouse để được tư vấn và tham khảo phương án thiết kế.

Hotline: 0388.376.388
Showroom:
 Số 26 Lô D3, Khu D-Geleximco, Đường Lê Trọng Tấn, Phường Dương Nội, Quận Hà Đông, Hà Nội.